Morgenthau trong những năm ở Mỹ và chủ nghĩa hiện thực chính trị Hans_Morgenthau

Hans Morgenthau được xem là một trong những "cha đẻ" của trường phái chủ nghĩa hiện thực (quan hệ quốc tế) trong thế kỷ 20. Trường phái này xem các quốc gia là chủ thể chính trong các quan hệ quốc tế và vấn đề chính của ngành này là nghiên cứu về quyền lực trong quan hệ quốc tế. Morgenthau nhấn mạnh sự quan trọng của "lợi ích quốc gia", và trong bộ sách Politics Among Nations ông đã viết " biển chỉ đường chính mà giúp đỡ ngành chủ nghĩa hiện thực chính trị tìm ra con đường đi trong "khu vườn" chính trị quốc tế là khái niệm lợi ích được định nghĩa trong quyền lực." Morgenthau thỉnh thoảng được nhắc tới như là một nhà lý thuyết chủ nghĩa hiện thực cổ điển hay cấp tiến để mà phân biệt với trường phái tân cổ điển hay chủ nghĩa hiện thực cấu trúc như của Kenneth Waltz.[11]

Chủ nghĩa hiện thực và Politics Among Nations (1948)

Những đánh giá hàn lâm của Morgenthau cho thấy quỹ đạo trí tuệ của ông thì phức tạp hơn là người ta ban đầu nghĩ.[12] Chủ nghĩa hiện thực của ông ngấm với những cân nhắc đạo đức, và trong phần cuối của cuộc đời ông, ông ủng hộ kiểm soát vũ khí nguyên tử siêu quốc gia và phản đối mạnh mẽ việc can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam.[13] Cuốn sách Scientific Man versus Power Politics (1946) bàn cãi chống lại việc tin cậy quá mức về khoa học và kỹ thuật là lời giải cho các vấn đề chính trị và xã hội.

Trong ấn bản thứ hai của Politics Among Nations, Morgenthau thêm vào một phần trong chương mở đầu gọi "Six Principles of Political Realism".[14]

Các nguyên tắc đó là:

  1. Chủ nghĩa hiện thực chính trị tin tưởng rằng chính trị, cũng như xã hội nói chung, được chi phối bởi các luật lệ mà có nguồn gốc trong bản tính tự nhiên của con người.[15][16]
  2. Biển dẫn đường chính của chủ nghĩa hiện thực chính trị là khái niệm quyền lợi được định nghĩa như quyền lực, mà trộn lẫn với trật tự duy lý về các vấn đề liên quan đến chính trị, và như vậy đưa tới sự hiểu biết lý thuyết của chính trị. Chủ nghĩa hiện thực chính trị tránh dính líu tới những thúc đẩy và ý thức hệ của chính khách. Chủ nghĩa hiện thực chính trị tránh diễn nghĩa lại sự thật để thích hợp với chính sách. Một chính sách ngoại giao tốt giảm tối đa những nguy cơ và tăng tối đa những lợi ích.
  3. Chủ nghĩa hiện thực công nhận rằng lợi ích, mà có thể xác định được, khác nhau tùy theo khung cảnh chính trị và văn hóa của chính sách đối ngoại đó, đừng nên lầm lẫn với lý thuyết của chính trị quốc tế.
  4. Chủ nghĩa hiện thực chính trị hiểu được sự quan trọng về đạo đức của hành động chính trị. Nó cũng hiểu được sự căng thẳng giữa sự kiềm chế về đạo đức và những đòi hỏi của một hành động chính trị thành công. Chủ nghĩa hiện thực xác nhận rằng những nguyên tắc đạo đức có giá trị chung phải được lọc qua tình huống cụ thể của thời điểm và nơi chốn, bởi vì nó không thể áp dụng cho hành động các quốc gia trong một công thức tổng quát trừu tượng.[17]
  5. Chủ nghĩa hiện thực chính trị từ chối nhận diện những nguyện vọng đạo đức của một dân tộc nhất định với những luật lệ đạo đức có ảnh hưởng toàn cầu.[18]
  6. Lý thuyết gia hiện thực chính trị duy trì sự tự trị của phạm vi chính trị; chính khách hỏi "Chính sách này ảnh hưởng thế nào vào quyền lực và lợi ích một quốc gia?" Chủ nghĩa hiện thực chính trị đặt căn bản trên một quan điểm đa phương của bản chất con người. Lý thuyết gia hiện thực chính trị phải cho thấy sự khác biệt của ích lợi quốc gia với quan điểm đạo đức và tự do.

Bất đồng về chiến tranh Việt Nam

Morgenthau ủng hộ mạnh mẽ chính quyền Roosevelt và Truman.[19] Khi Eisenhower vào tòa nhà trắng, Morgenthau đã quay sang viết bài trên các tạp chí và báo chí nói chung. Khi Kennedy 'đắc cử tổng thống 1960, ông đã trở thành cố vấn cho chính quyền Kennedy. Khi Johnson lên nắm quyền, Morgenthau đã bày tỏ mạnh mẽ bất đồng chính kiến của mình về việc Hoa Kỳ tham dự vào chiến tranh Việt Nam,[20] vì vậy ông đã bị sa thải ra khỏi chức vụ cố vấn vào năm 1965.[4] Cuộc tranh luận này với Morgenthau đã được đề cập trong những cuốn sách về các cố vấn chính sách McGeorge Bundy[21]Walt Rostow.[22] Sự bất đồng của Morgenthau về việc Hoa Kỳ tham dự vào chiến tranh Việt Nam đã gây tới nhiều chú ý trong giới truyền thông và trong quần chúng.

Bên cạnh cuốn sách Politics Among Nations, Morgenthau tiếp tục sự nghiệp viết lách và đã cho xuất bản một bô sưu tập các bài viết của mình gồm 3 cuốn 1962. Cuốn một có tựa The Decline of Democratic Politics,[23] cuốn thứ hai The Impasse of American Politics,[24] cuốn thứ ba The Restoration of American Politics.[25] Ngoài sở thích và khả năng viết về quan hệ chính trị trong thời đại mình, Morgenthau cũng viết về triết lý của lý thuyết dân chủ[26] khi phải đối diện với các tình trạng khủng hoảng hay căng thẳng.[27]